Home Mẹ bầu cần biết Trước khi sinh con Muốn mang thai, phải trị bệnh tận gốc!

Muốn mang thai, phải trị bệnh tận gốc!

0
Muốn mang thai, phải trị bệnh tận gốc!

[ad_1]

Nếu vẫn “yêu” điều độ và không dùng các biện pháp tránh thai hơn một năm (hoặc 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi) và chưa thấy dấu hiệu mang thai, bạn nên đi khám phụ khoa. Có lẽ bạn đang gặp trục trặc gì đó với sức khỏe. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

nguyen nhan lam giam kha nang thu thai o nu

Với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp

1/ Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng mô xuất hiện trong lớp lót tử cung (gọi là mô nội mạc tử cung) phát triển bên ngoài tử cung, thường là trong khoang bụng hoặc vùng chậu. Trong khi một số phụ nữ không có triệu chứng gì đặc biệt, số khác lại cảm thấy đau trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ, chảy nhiều máu hoặc xuất hiện các đốm bất thường, và đau vùng xương chậu.

Hướng điều trị: Phẫu thuật để loại bỏ các mô nội mạc tử cung, thuốc tăng khả năng thụ thai và thụ tinh nhân tạo, phẫu thuật để loại bỏ các mô bất thường hoặc thông ống bị tắc nghẽn, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART).

Tỉ lệ thành công: Sau phẫu thuật, khoảng 40% phụ nữ có thể mang thai bình thường. Khi thuốc tăng khả năng thụ thai để tăng sản lượng trứng được kết hợp với thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thành công là từ 9 -15% mỗi chu kỳ. Tỉ lệ thành công mỗi chu kì khi áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF) vào khoảng 35%.

HPV có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

HPV có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Là một loại vi rút gây u nhú ở người, HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể bạn sẽ bị mắc vi rút HPV mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu đang có ý định sinh con, bạn nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để hạn chế những rủi ro về…

2/ Rối loạn rụng trứng

Nguyên nhân chủ yếu là do hormone của bạn, làm trứng chín không thể rụng khỏi buồng trứng. Khi thấy kinh nguyệt không đều, ra ít hoặc quá nhiều máu, bạn nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.

Giải pháp thường thấy: Dùng thuốc tăng khả năng thụ thai và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Tỉ lệ thành công: Khoảng 40 % phụ nữ uống clomiphene citrate để kích thích rụng trứng có thai trong quá trình điều trị (thường là 3-6 chu kỳ). Khi thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản để tăng sản lượng trứng được kết hợp với thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thành công là từ 9 – 15% mỗi chu kỳ. Tỉ lệ thành công trên mỗi chu kỳ nhờ IVF trung bình khoảng 35%.

3/ Chất lượng trứng thấp

Dù tự nhiên hay nhờ điều trị, chất lượng và số lượng trứng rụng khỏi buồng trứng thường giảm đáng kể theo độ tuổi.

Giải pháp: Thụ tinh trong ống nghiệm với trứng hoặc phôi được hiến tặng.

Tỉ lệ thành công: những phụ nữ được hiến tặng trứng thụ thai chiếm 50% mỗi chu kỳ.

4/ Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là tình trạng mà các nang nhỏ trong buồng trứng không phát triển thành trứng được. Nguyên nhân là do sự bất cân bằng nội tiết tố và quy trình trứng rụng không thể dự đoán được.
Các triệu chứng thường thấy: Chu kì kinh nguyệt không đều, lông mọc nhiều, nổi mụn và béo phì.

Giải pháp: thay đổi lối sống (ăn uống điều độ và tập thể dục), dùng thuốc tăng khả năng sinh sản, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Một loại thuốc tiểu đường gọi là metformin (Glucophage) có thể kích thích rụng trứng thường xuyên ở một số phụ nữ.

Tỉ lệ thành công: Những người thừa cân giảm từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể sẽ bắt đầu rụng trứng thường xuyên. Khoảng 40 % phụ nữ uống clomiphene citrate để kích thích trứng rụng có thai sau quá trình điều trị (thường là 3-6 chu kỳ).

nguyen nhan giam kha nang thu thai

Rất nhiều cặp vợ chồng đã thành công sau khi điều trị

5/ Ống dẫn trứng có vấn đề

Ống dẫn trứng bị tắc hoặc tổn thương có thể khiến tinh trùng không gặp được trứng và khiến trứng đã thụ tinh không thể đến được tử cung. Các nguyên nhân hàng đầu là bệnh viêm vùng chậu, bệnh lây truyền qua đường tình dục (như chlamydia), và phẫu thuật triệt sản.

Giải pháp: Phẫu thuật mở ống dẫn trứng, thụ tinh ống nghiệm (IVF) nếu phẫu thuật không thành công hoặc ống dẫn trứng không thể phẫu thuật do tổn thương.

Tỉ lệ thành công: Tỉ lệ thụ thai rất khác nhau, từ 5 đến 60%, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn và lượng mô sẹo đó phát triển sau khi phẫu thuật. Các cặp vợ chồng cố gắng thụ tinh ống nghiệm có tỉ lệ thành công vào khoảng 10 đến 40% mỗi chu kỳ, tùy thuộc vào độ tuổi của họ.

Tuổi hợp lý để làm thụ tinh trong ống nghiệm

Tuổi hợp lý để làm thụ tinh trong ống nghiệm
Trong sinh sản tự nhiên, phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi. Điều này đúng với cả thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ già đi thì số lượng và chất lượng trứng cũng giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng thành công của quá trình này. Vậy độ tuổi nào hợp lý đề thụ tinh trong ống nghiệm?

6/ Các vấn đề vô sinh chưa rõ nguyên nhân

Bác sĩ có thể chẩn đoán “vấn đề vô sinh không rõ nguyên nhân” nếu không thể xác định nguyên nhân bạn không thụ thai được. Một số chuyên gia cho rằng vấn đề cân nặng (thừa hoặc thiếu cân quá mức), tập thể dục quá nặng, và thậm chí cả các độc tố môi trường có thể là nguyên do.

Giải pháp: Thuốc tăng khả năng thụ thai kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc nhận con nuôi.

Tỷ lệ thành công: Khi thuốc tăng khả năng sinh sản để tăng sản lượng trứng được kết hợp với thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thành công là từ 8 đến 17% mỗi chu kỳ. Khoảng 10 đến 40% các cặp vợ chồng thụ thai sau mỗi chu kỳ IVF, tùy thuộc vào tuổi tác.

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Kì kinh dài có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không các mẹ?

MarryBaby

[ad_2]

Mong có con

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here